Sự quan trọng của rừng sương mù Rừng_sương_mù

Phần rìa ở bên phía Panama của Công viên quốc tế La Amistad
  • Chức năng phân chia dòng nước: Bởi vì sự tước đoạt nước từ mây, lượng mưa hữu hiệu có thể tăng gấp đôi trong mùa khô và tăng lượng mưa trong mùa mưa lên khoảng 10%.[6][14] Những thí nghiệm của Costin và Wimbush (1961) cho thấy rằng các tầng tán chính của các khu rừng không mây mù chắn lại và làm bốc hơi nhiều hơn 20% lượng mưa so với rừng sương mù, có nghĩa là vòng tuần hoàn nước sẽ mất đi lượng nước trên mặt đất.
  • Thảm thực vật: Rừng sương mù miền núi nhiệt đới không có nhiều loài như rừng nhiệt đới đồng bằng, nhưng đó là môi trường sống cho những loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác được.[15][16] Ví dụ như tại Cerro de la Nebilna, một ngọn núi có mây bao phủ ở phía Nam Venezuela, là nhà của nhiều loài cây bụi, lan, thực vật ăn thịt chỉ hạn chế trong khu vực ngọn núi này.[15]
  • Hệ động vật: Tính đặc hữu của động vật cũng rất cao. Tại Peru, hơn một phần ba trong tổng số 270 loài chim, động vật có vú, và ếch nhái được tìm thấy trong rừng sương mù.[15] Một trong các loài động vật có vú được biết đến nhiều nhất trong rừng sương mù là khỉ đột núi (Gorilla b. beringei). Nhiều loài động vật đặc hữu có những chức năng quan trọng, chẳng hạn như phát tán hạt và ảnh hưởng đến động lực rừng trong những hệ sinh thái này.[4]